expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

24 thg 12, 2012

LỊCH SỬ CHÙA DIÊM PHỤNG (CHÁNH GIÁC TỰ)



LỊCH SỬ CHÙA CHÁNH GIÁC
( NIỆM PHẬT ĐƯỜNG DIÊM PHỤNG )
                                              Nguyên Lộc

Chùa Chánh Giác, Niệm Phật Đường Diêm Phụng tọa lạc tại thôn Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách Thành Phố Huế 35km về phía Nam, qua Cầu Trường Hà xuôi theo bờ Biển hướng về Chùa Tổ Quốc tự Thánh Duyên, Tiền diện Đầm Phá Thủy Tú Tam Giang, nhìn thẳng bên kia là dãy Trường Sơn hùng vĩ với Núi Truồi Bạch Mã, sau lưng là Quốc lộ 49B chạy dài theo vùng cát trắng miền quê.

Tôn tạo chánh điện


TÔN TẠO CHÁNH ĐIỆN

                                                           Nguyên Hùng


(Ba pho Tam thế Phật)

Vào ngày 06 tháng 11 năm Nhâm Thìn, nhằm ngày 18/12/2012, Chùa Chánh Giác - Niệm Phật Đường Diêm Phụng chính thức triển khai triệt hạ tân tạo điện Thờ Tam Bảo.
Đúng vào lúc 05h00 sáng sớm, Đại Đức Thích Hồng Nghĩa trú trì Chùa Chánh Giác Diêm Phụng đã niêm hương bạch Phật cầu nguyện, cùng toàn thể quý Đạo hữu trong Ban Hộ tự đã đến Chùa vào lúc 4h sáng sớm để cùng cầu nguyện, sau đó cung thỉnh Tượng Bổn sư ra tạm thời an trí tạm thời trước Tiền đường, sau đó bắt đầu cho Phật sự trọng đại này. Công việc dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày rằm tháng Chạp để Phật tử gần xa trở về chiêm bái cầu nguyện trong dịp Tết nguyên đán Xuân Quý Tỵ 2013 sắp đến.

9 thg 9, 2012

NHỮNG TƯỢNG PHẬT NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

1. Leshan Great Buddha, Tứ Xuyên - TQ
Đại tượng Phật Lạc Sơn là một bức tượng khổng lồ được chạm khắc vào một quả núi đá tại Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Tác phẩm điêu khắc tuyệt vời này là bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi. Công trình tạc tượng được bắt đầu vào năm 713 trong thời nhà Đường, và hoàn thành vào năm 803 với hàng ngàn điêu khắc gia và công nhân làm việc. Là một tượng Phật chạm khắc vào núi đá lớn nhất trên thế giới, Đại Tượng Phật Lạc Sơn đã được đưa vào thơ, nhạc, hội họa và chuyện sử. Ngôi tượng có chiều cao 71 mét (233 feet) và các ngón tay có độ dài là ba mét (11 feet).

1 thg 9, 2012

ĐẠI LỄ VU LAN THẮNG HỘI PL – 2556

ĐẠI LỄ VU LAN THẮNG HỘI PL – 2556
Chùa Diêm Phụng, Phú Lộc, TT Huế

Tháng bảy âm lịch về khi những hương sắc đầu thu đã miên man trải dài khắp đất nước, thì cũng là khoản thời gian mọi người hướng về miền tâm linh nhiều hơn. Đến độ trăng tròn của rằm tháng 7,  ngày Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên lại về trên khắp mọi miền của người con xứ Việt. Đây cũng là bổn phận thiêng liêng của mỗi người con, người Phật tử. Vu lan thắng hội đã trở thành ngày lễ truyền thống đẹp, ngày mà những người con phải làm tròn hiếu đạo của mình.
Thể theo truyền thống cao đẹp ấy, Ngày rằm tháng 7 năm nay, chùa Diêm Phụng đã long trọng tổ chức đại lễ Thắng Hội Vu Lan PL- 2556  trong niềm hân hoan của những người con Phật, bằng tất cả tấm lòng tôn kính thiêng liêng hướng về hai đấng sinh thành, Nguyện cầu Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp sớm được siêu sanh, Cha Mẹ hiện tồn tăng long Phước Thọ.

28 thg 8, 2012

Những mẩu chuyện hay

Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến... (ST)

26 thg 8, 2012

Những mẩu chuyện hay


Ước mơ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...

20 thg 8, 2012


Bông Hồng Cài Áo
Nhất Hạnh

Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ.
Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962,
Nhất Hạnh

12 thg 8, 2012

ĐẠI LỄ VU LAN THẮNG HỘI PL: 2556


CHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI LỄ VU LAN THẮNG HỘI PL: 2556
CHÙA DIÊM PHỤNG – VINH HƯNG - PHÚ LỘC – TT HUẾ

Ai cũng phải học làm người

Hòa thượng Tinh Vân
     Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
     Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: “Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?” Ngài Tinh Vân bảo: “Học làm người”, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

8 thg 8, 2012

Suy ngẫm lời Phật dạy về đạo đức gia đình


Điểm qua tình hình của đời sống xã hội hiện nay, ngoài những việc chúng ta làm được, cũng không ít những điều đáng đau buồn. Ta thấy nhan nhản những tệ nạn xã hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ việc phát ngôn vô văn hóa, đến những hành vi trộm cướp, những vụ tai tiếng… chung quy là băng hoại lối sống và đạo đức. Khảo cứu những hiện tượng mất đạo đức trong xã hội, dù gián tiếp hay trực tiếp, người ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, xem chừng chúng có mầm mống từ gia đình mà ra. Do vậy, phải bắt đầu nghiên cứu từ gia đình.

CÂU CHUYỆN TỜ GIẤY TRẮNG

• Con người ta luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại.
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư?
Và ngài kết luận:
- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
                                                                                                                               Sưu Tầm.

6 thg 8, 2012

Nghịch Duyên (Phim Truyện Phật Giáo)

Tha thứ những người không thể tha thứ

Tha thứ người khác là phẩm hạnh cao thượng, tha thứ chính mình là việc làm tổn đức; chúng ta thường tìm nhiều lý do để tha thứ cho chính mình, còn đối với người khác thì nghiêm khắc trách mắng.
Ngày xưa có đại sư Bàn Khuê, đem giáo lý của đức Phật giáo hóa chúng sinh, hằng ngày hướng dẫn chúng đệ tử tu học. Đạo tràngcủa đại sư không những chỉ có chúng thường trú mà còn chúng của các tự viện khác tới tham dự, ai ai cũng hy vọng trong những ngày tu thiền, học đạo có thể khai ngộ, chứng đạo; vì vậy, mọi người đều rất tinh tấn chuyên cần.

Cửa thiền thanh tịnh

Thí chủ có nhớ hồi đó đứa trẻ… như thế nào không? Sư cô Minh Thái đăm đăm nhìn người đàn bà đang run rẩy như một cơn gió ngồi ở khách đường.
Chợt nhớ tối nọ, sau khi thỉnh chuông, sư cô nhìn con bé quở trách: “Hôm nay con không chú tâm vào việc tụng niệm!”.

Con bé ngước đôi mắt có nước: “Sao ba má con lại bỏ con hở sư cô?”.

4 thg 8, 2012

Gian nan tìm mẹ

Quan Âm Thị Kính - Phim

  NGUỒN GỐC TÍCH TRUYỆN QUAN ÂM THỊ KÍNH VÀ QUAN ÂM DIỆU THIỆN

Quan Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp... Hình tượng ngài được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm.
Bởi theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ: “Nếu cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ v.v...” (phẩm Phổ môn). Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.

Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) hiện chưa biết được sáng tác trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”. Cứ vào nội dung của truyện Quan Âm Thị Kính thì có thể đây là một dị bản của Phật giáo Cao Ly (Triều Tiên): “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”. 

Tuy vậy, bối cảnh của câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh). Và Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, qua nhiều dị bản rất gần gũi và tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng tượng hình tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.

Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, được lưu truyền trong dân gian trước cả truyện Quan Âm Thị Kính. Theo Nguyễn Lang (sđd), truyện Quan Âm Nam Hải vốn xuất phát từ một vị Tăng đời Nguyên bên Trung Hoa. Tích này được lưu truyền trên đất Việt kể từ khoảng cuối thế kỷ XIV hay XV và được Việt hóa. Bản Nôm cổ nhất của truyện Quan Âm Nam Hải vẫn chưa biết được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ đầu tiên Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1897.

Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Nam Hải vốn là Diệu Thiện, công chúa thứ ba (về sau gọi bà Chúa Ba) con vua Diệu Trang (Subhavyùha) ở nước Hưng Lâm (có thể thuộc Ấn Độ). Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn trở của vua cha, cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Truyền thuyết cho rằng, sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân. 

Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).

Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

Về ba ngày vía của Bồ tát Quan Thế Âm, HT.Thích Huyền Tôn, dẫn theo Thiền môn nhật tụng cho biết: 19-2 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh, 19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo, 19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.

(Giác Ngộ)

Gương hiếu học




Xót xa cậu thủ khoa ĐH Dược chỉ nặng 38 kg

30 thg 7, 2012


Thoát Vòng Tục Lụy

Nguyên tác  Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch  HT Thích Quảng Độ

---o0o---


MỤC LỤC

Điềm tĩnh trước khen chê

Tỳ kheo Siêu Việt
          Phản ứng tâm lý thông thường của chúng ta khi được khen chê thì khoái chí, vui vẻ, sung sướng, khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Ðó là hai thái cực của một tâm thức, mà theo đức Phật đều có hại, đều là phản ứng bất toàn. Bởi vì, từ đó sự hiểu lầm, tranh chấp, phiền não và thiếu hiểu biết sẽ khởi ra.

Người Mẹ một mắt.

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê,  chỉ có một mắt thôi à?”.
 

CÂU CHUYỆN BÁT MỲ


Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Câu chuyện sưu tầm dưới đây một câu chuyện có thật, có tiêu đề là “Câu chuyện bát mì” , đã gây xúc động trong lòng bao người. Chuyện xảy ra cách đây hơn năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

29 thg 7, 2012

Lòng mẹ


Mùa thu buồn. Trời thu lạnh. Gió thu hắt hiu thì thầm như trao gởi, nhắn nhủ những kỷ niệm ân tình giữa hai miền sống, chết. Phải chăng mùa thu về nhắc nhở ta những ân tình chưa thỏa, những mộng đời chưa tan trong cái xoay vần của nhân duyên sanh diệt.

NGƯỜI MẸ ĐIÊN

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.  


Cu Tý đi tu



Thằng Cu Tý đi tu. Trời ơi, tin ấy làm bà con trong làng ngạc nhiên lắm! Ai cũng ngờ vực, bán tín, bán nghi. Thằng Cu Tý đi tu ? Chắc không phải đâu !. Hắn là thằng quậy phá nhất làng. Mới mấy tuổi đầu mà làng trên xóm dưới ai cũng biết hắn, chỉ vì hắn phá phách đến … động trời. Đến nỗi, bà con gọi hắn là … “Ông thần”

Chàng thủ khoa mồ côi ước trở thành nhà báo


Vượt lên khó khăn, cậu HS lớp 12 Văn Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) luôn học giỏi. Tiên vừa đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Quảng Ngãi với 57 điểm.
Khi Phạm Văn Tiên (quê ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) vừa cất tiếng khóc chào đời, mẹ bạn đã vĩnh biệt cõi trần vì bị băng huyết. Tiên lớn lên trong tình thương yêu, bao bọc của những người quen biết khi bố đã bỏ bạn lại với gia đình ngoại và đi tìm hạnh phúc mới. 

Đi tìm Phật

Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

Cha đã cho tôi niềm tin vào cuộc sống

Tôi sinh ra không có tuổi thơ. Khi tôi lên năm tuổi, bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, tôi mới phát hiện ra tôi không có mẹ, cũng chẳng có cha. Từ bé tí, bà ngoại đã chỉ lên bàn thờ bức ảnh về một người phụ nữ và bảo với tôi rằng: “Con ơi, mẹ con bạc phận sớm quá!”. Tôi không hiểu, mãi đến khi đã lớn, đã trưởng thành cũng không hiểu nổi vì sao mẹ lại bạc phận sớm thế.  

28 thg 7, 2012

Bài trừ Mê Tín


Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Ðó là tại sao?

6 thg 7, 2012

2 thg 5, 2012

Hình ảnh mới nhất



XEM TOÀN BỘ ALBUM ẢNH 
Quí vị muốn có ảnh của mình chỉ cần bấm vào hình cho to ra, lưu vào USB
để rửa ảnh có chất lượng tốt giữ làm kỷ niệm.

Xem các Album ảnh khác 

1 thg 5, 2012

THƯ MỜI

Kính gửi: Thập phương thiện tín và toàn thể nhân dân

Đại lễ Phật đản PL.2556-DL.2012 tại Khu vực III huyện Phú Lộc được tổ chức trang nghiêm trọng thể để cúng dường Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca với nhiều nội dung thánh thiện, hình thức đặc sắc phong phú và hấp dẫn, tại Lễ đài thuộc Niệm Phật Đường Diêm Phụng - thôn Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc (cạnh quốc lộ 49B).
Đây cũng là Lễ đài chính của Phật giáo huyện Phú Lộc.
BAN ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO HUYỆN PHÚ LỘC
Trân trọng kính mời Quý vị tham dự:

26 thg 4, 2012

THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL 2556


THƯ MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL 2556
Bấm vào hình để xem rõ hơn
BẢY ĐÓA SEN VÀNG NÂNG GÓT TỊNH
BA NGÀN THẾ GIỚI ĐÓN NHƯ LAI

Lại một lần nữa, hàng Phật Tử trên khắp hành tinh, chúng ta lại hân hoan đón mừng, kỷ niệm Phật Lịch 2556 năm. Nếu nói đúng hơn là sinh nhật lần thứ 2636 năm (cộng thêm 80 năm Đức Phật tại thế) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì sao vậy?

24 thg 4, 2012

LIÊN HỆ

CHÙA DIÊM PHỤNG
Xã Vinh Hưng, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trụ trì :Đại Đức Thích Hồng Nghĩa
ĐT : 0914044450
           thichhongnghia@gmail.com



23 thg 4, 2012

TIN TỨC THÁNG 4





Chuẩn bị cho Đại lễ Phật Đản PL2556, Quí Thầy và Bà con Phật tử tham gia dựng lễ đài tại QL49B

20 thg 4, 2012

Những ngôi chùa nổi tiếng ở Huế không thể bỏ qua


Đăng Sơn
Chưa có một vùng đất nào trên đất nước ta lại có một mật độ Chùa chiền cao như Huế. Quanh Huế có trên hai trăm ngôi Chùa lớn nhỏ, nguy nga có sự đóng góp công sức của triều đình, tầng lớp quý tộc, nhưng cũng không ít ngôi Chùa mộc mạc gắn với làng quê của dân gian.Nếu bạn đến du lịch Huế mà bỏ sót những điểm du lịch tâm linh đặc sắc này thì thật lãng phí, nhiều chùa ở Huế đã đi vào lịch sử Huế, gắn liền với nhiều sự tích, nhiều câu chuyện ly kỳ hấp dẫn.

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

 

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 

CHÙA HUẾ XƯA VÀ NAY

Viết bởi Hà Xuân Liêm

Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.

Ngôi chùa Huế – biểu tượng tâm thức tính linh của cư dân cố đô



Ngôi chùa Huế không chỉ là hình ảnh biểu tượng tâm thức tính linh của cư dân xứ Huế xưa và nay; mà còn chính là hiển thể của một nét văn hóa Phú Xuân qua trường kỳ lịch sử. Phong cảnh và kiến trúc chùa Huế lại còn biểu trưng cái nét riêng của Huế, không phải là biểu trưng ngôi chùa chung của Việt Nam..

Lịch sử Chùa Diêm Phụng

LỊCH SỬ
Sáng ngày 28/8/2010 (19/7/Canh Dần), Ban Hộ tự Niệm Phật đường Diêm Phụng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 63 năm, ngày thành lập Khuôn hội và 54 năm thành lập Gia đình Phật tử dưới sự chứng minh tham dự của HT. Thích Giác Quang - Phó Trưởng Ban Thường trực BTS tỉnh GHPG TT-Huế cùng đông đảo Chư Tôn đức Tăng ni và bà con Phật tử ở trong và ngoài nước đã đến dự.