expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

6 thg 8, 2012

Tha thứ những người không thể tha thứ

Tha thứ người khác là phẩm hạnh cao thượng, tha thứ chính mình là việc làm tổn đức; chúng ta thường tìm nhiều lý do để tha thứ cho chính mình, còn đối với người khác thì nghiêm khắc trách mắng.
Ngày xưa có đại sư Bàn Khuê, đem giáo lý của đức Phật giáo hóa chúng sinh, hằng ngày hướng dẫn chúng đệ tử tu học. Đạo tràngcủa đại sư không những chỉ có chúng thường trú mà còn chúng của các tự viện khác tới tham dự, ai ai cũng hy vọng trong những ngày tu thiền, học đạo có thể khai ngộ, chứng đạo; vì vậy, mọi người đều rất tinh tấn chuyên cần.
Vào một dịp chùa tổ chức tọa thiền bảy ngày, có người mất đồ, sau khi kiểm soát thì biết một vị đệ tử trong chùa lấy. Tăng chúng vì sợ người ngoài bàn tán nên không chịu tha thứ người cắp vặt, họ đưa ra ý kiến, yêu cầu đại sư phải lập tức đuổi người này ra khỏi chùa, đại sư chỉ nói “tôi biết” rồi lặng yên.
Lần khác, có rất nhiều người ở bên ngoài đến tham dự lễ hộilại tiếp tục mất đồ, sau khi tra xét thì ra cũng là người lúc trước lấy, vị này không thể nào thay đổi được thói quen xấu của mình. Lần này Tăng chúng không hài lòng đã hợp tất cả Phật tử cùng kháng nghị, hy vọng đại sư chú trọng tới việc này mà đuổi vị đệ tửkia. Đại sư nhận lời yêu cầu của đại chúng nhưng một chút phản ứng cũng chẳng thấy. Thời gian không lâu, tiếp đến chúng trong chùa mất đồ, thủ phạm cũng chính là người xưa, lúc này đại chúng không chịu nổi nữa nên đã thưa với đại sư:
Nếu thầy không quyết định đuổi người này thì chúng con chỉ có cách duy nhất là đi khỏi nơi đây.
Đây là lần kháng nghị nghiêm trọng nhất. Đại sư Bàn Khuê tâm bình khí hòa nói với chúng đệ tử:
Các con à! chúng ta phải phân biệt lý – sự cho rõ ràng, mỗi ngày thầy nói pháp, các con nghe hiểu và biết cách gìn giữ điều tốt, từ bỏ việc xấu, các con đã hiểu biết rồi, bây giờ dù các con muốn đi tới nơi đâu cũng an tâm tu hành. Còn vị hay lấy vặt này vì không biết đó là tội lỗi nên đã phạm rồi lại táiphạm, tự bản thân không biết đó là thói quen xấu. Nếu giờ thầy không thương chú thì ai trong đây có thể thương chú đây? Các con nếu quá ghét chú thì cứ rời xa nơi này. Còn thầy thì vẫn ở đây để lo dạy dỗ bảo ban chú.
Vị đệ tử thường lấy vặt đứng sau vách, đã nghe những lời giảng dạy của thầy vừa nói thì nước mắt chảy dài không ngừng. Chú đã lấy nước mắt rửa sạch tật lấy vặt của mình trong nhiều năm qua, kể từ đó chuyên tâm thanh tịnh tu hành. Sau này trở thành người kế thừa truyền bá giáo pháp của đại sư Bàn Khuê.
Con người đại đa số chỉ tự bảo vệ chính mình mà không biết phát huy lòng thương người, nên tôi thường khuyên: “phải tha thứ những người không thể tha thứ, phải thương những người không thể thương, đây chính là đạo lý quan trọng”. Người mà không được người khác thương thì thật là tội nghiệp, còn người mà không được người khác tha thứ thì thật là bi thương.